Campuchia không chỉ có những bãi biển đẹp hay những công trình kiến trúc cổ kinh mà nơi đây còn có một bảo tàng vô cùng đặc biệt đó là bảo tàng diệt chủng tuol sleng. Có thể nói đây là một bảo tàng mà không ở quốc gia nào có. Vậy tại sao nó lại khác biệt đến như thế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài ngày hôm nay nhé.
1. Vài nét lịch sử về bảo tàng Tuol Sleng ở Phnom Penh
Bảo tàng chết là một địa điểm thăm quan nổi tiếng tại Campuchia, một nơi giam giữ cũng như chứng kiến những hành động tàn ác nhất thuộc chế độ Khmer đỏ. Với những các hành hình dã mãn của người Khmer đỏ như cắt cổ trong nạn diệt chủng tại Campuchia.
Con đường đến bảo tàng có nhiều căn nhà tập thể cũ kỹ với những bức tường dài đã chuyển màu xám xịt quấn dây những dây thép gai đã han gỉ. Một không gian vắng vẻ với nhiều bóng cây xanh rợp bóng.
Trước đây chính là một ngôi trường do quân Khmer đỏ cai trị sau khi đã chiếm đóng thành phố. Ngôi trường của thành phố bị giải tán và trở thành nơi giam giữ và tra khảo tù nhân của người Khmer đỏ.
2. Thăm quan bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh
Đi từ cổng vào, dãy nhà đầu tiên là hình ảnh những phòng nhỏ với không gian tối tăm, không có đồ dùng gì khác ngoài một chiếc giường bằng sắt đã han rỉ, cũ kỹ, một chiếc chiếu rách ở phía trên, cùng những vũ khí như kìm, búa và một hộp đạn tiểu liên… nhìn rất ma mị và kinh hãi.
Đi tới cầu thang lên tầng hai, không gian tại đây còn u mị hơn cả không gian trong những căn phòng nhỏ nằm dưới tầng 1. Lên đến tầng hai hình ảnh đầu tiên nhìn thấy chính là những hình vẽ lại cảnh tra tấn vô cùng tàn ác. Những tù nhân không biết đã phạm phải những tội danh gì mà lại phải chịu những cực hình tàn ác đến như thế.
Đi đến một căn phòng khác cũng nằm trên tầng hai, căn phòng lưu giữ hình ảnh những gương mặt với nhiều biểu cảm khác nhau từ ngơ ngác, căm phẫn, sợ hãi cho đến nét mặt của sự kêu cứu và cả nét mặt của sự ngây thơ từ những đứa trẻ.
Những người ấy không phải là ai khác mà chính là những nhà tri thức bị bắt và ép phải ký vào biên bản xác nhận tội danh, bị ép buộc nhận những tội danh mà họ định sắn như ăn cắp, gián điệp,… tất cả được đưa đến đây chỉ là để hợp thức hóa hình tội trước khi đưa đi hành quyết.
Theo những gì được ghi lại thì tại đây đã có đến hơn 20.000 người đã được đưa đến đây ký tên và bị tra tấn hành hạ và sau đó chuyển đến một nơi khác cách trung tâm thành phố khoảng 15km để tiến hành hành quyết.
Đi tới căn phòng cuối cùng, nơi chứa những chiếc hộp của nạn nhân bị đưa đến hành hình, buộc phải nhận những tội danh mà mình chưa từng làm hay chưa từng thực hiện. Một không gian yên tĩnh, khiến cho nỗi buồn trong tôi dần len lỏi lên.
Đây đúng là một bảo tàng vô cùng đặc biệt, bảo tàng diệt chủng tuol sleng nơi chứa đựng những nỗi đau, những góc tối trong chế độ trước đây. Bạn hãy đến và cảm nhận những tội ác mà người Khmer đỏ đã làm nên.