Khi tuổi đã xế chiều, sự lão hóa diễn ra ngay cả trong chuyện ăn uống. Món ngon có đặt ngay trước mặt, người lớn tuổi đôi khi cũng ngoảnh mặt làm ngơ.Người cao tuổi thuộc nhóm từ 60 tuổi trở lên. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, trình độ chăm sóc y tế, xã hội nâng cao nên tuổi thọ càng tăng và nhóm người cao tuổi trở thành lực lượng lớn. Tuy nhiên, để họ có thể “sống vui sống khỏe” mỗi ngày, vấn đề dinh dưỡng cho người cao tuổi cần được sự quan tâm của gia đình.Bước vào giai đoạn lão hoá, hệ tiêu hoá của người già thường kém, nên dễ chán ăn, từ đó ảnh hưởng tới sức khoẻ. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy lên thực đơn cho người già để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng nhé!

1. Ưu tiên các loại rau và hoa quả

Rau xanh và hoa quả là những loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho người già. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại rau xanh giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Ngoài ra, các loại vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ  có tác dụng kích thích sự thèm ăn và duy trì sự cân bằng các hooc-môn trong cơ thể.

Lên thực đơn cho người già để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng

2. Chia làm nhiều bữa nhỏ

Sự bài tiết dịch vị trong dạ dày ở cơ thể người cao tuổi thường giảm đi, vì thế việc hấp thụ các chất như can-xi, sắt cũng trở nên kém hơn và quá trình tiêu hoá thức ăn cũng dài hơn.

Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp làm giảm “áp lực” cho dạ dày và giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Vì thế, người cao tuổi nên chia 3 bữa ăn chính trong ngày thành 4-5 bữa nhỏ, đồng thời khoảng cách giữa các bữa ăn nên đều nhau và đúng giờ.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày càng quan trọng hơn vì các bữa chính không được bổ sung đủ lượng gluxit. Các bữa ăn phụ trong ngày sẽ đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

3. Chú ý hơn tới chất lượng bữa ăn

Chất lượng bữa ăn không đồng nhất với số tiền bỏ ra. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng như: sữa, trứng, các chế phẩm từ đậu nành… rất tốt cho người cao tuổi.

Ngoài ra, thực đơn cho người già nên hạn chế ăn thịt, tăng cường ăn cá, chế biến thức ăn theo cách hấp hoặc luộc để đảm bảo hàm lượng các vitamin và khoáng chất được giữ lại nhiều nhất trong thực phẩm, tránh xa các loại đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ.

Hàm lượng đường trong rau xanh và hoa quả giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Nên hạn chế ăn các loại đường tinh chế.

4. Đa dạng hoá các loại thực phẩm

Không có loại thực phẩm đa chức năng có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày, vì vậy cần đa dạng hoá các loại thực phẩm trong bữa ăn. Sự đa dạng hoá được thể hiện ở việc kết hợp một cách khoa học giữa các nhóm thực phẩm như: tinh bột, chất béo, chất xơ, chất đạm… hay sự kết hợp giữa khối lượng và màu sắc thực phẩm.

5. Đồ ăn cần có độ mềm

Do khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn kém khi về già nên bữa ăn của người cao tuổi cần có độ mềm thích hợp. Thực đơn cho người già nên chế biến theo phương pháp hấp, luộc, hầm hoặc kho. Việc lựa chọn thực phẩm cũng cần chú ý tránh chọn các thực phẩm có kết cấu thô hoặc cứng. Các loại thịt mềm, thịt cá, sữa hoặc trứng là thức ăn tốt nhất cho người già.

6. Nên ăn nhạt

Ăn mặn có thể gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm như: tim mạch, huyết áp… Vì thế, người cao tuổi cần ăn nhạt. Các nhà khoa học khuyên thực đơn cho người già nên không quá 6gram muối/ngày. Thực đơn lý tưởng cho người già hàng ngày là: 150-250g ngũ cốc và tinh bột, 100g thịt nạc, cá hoặc tôm, 50 g đậu và cá chế phẩm từ đậu, 300g rau xanh, 250g hoa quả tươi, 250ml sữa, 30r dầu ăn, 6g muối, 25g đường và lượng 2000ml nước.

Xem thêm:

Bật mí những điều chưa biết về bệnh Horton

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh phù chân ở người già


administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *