Cách điều trị táo bón ở trẻ em

         Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mặc bệnh nhất vì sức đề kháng còn yếu. Bên cạnh các bệnh da liễu, hô hấp thì các bệnh về tiêu hóa ở trẻ em ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là bệnh táo bón.

Táo bón ở trẻ em đã trở thành một bệnh nguy hiểm và là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ. Sau đây là cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ em.

Táo bón và nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp khi mà hệ tiêu hóa ở trẻ em còn non nớt. Trẻ em khi bị táo bón có những biểu hiện dễ nhận biết là: Số lần đi cầu ít hơn bình thường, ba ngày đi một lần hoặc đi ba lần trong một tuần.

Khi đi cầu, bé thường cảm thấy khó khăn không đi được do phân bị khô, cứng, phải rặn để đi hoặc đi mót ra quần (dân gian gọi là ỉa đùn). Thỉnh thoảng bé cảm thấy đau bụng, đau hậu môn, chướng bụng kèm theo chán ăn, mệt mỏi, khó chịu.

 

Táo bón kéo dài sẽ rất nguy hiểm. Có hai nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ em là:

  • Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý:

Thông thường các bậc cha mẹ cho rằng cứ cho con ăn nhiều chất đạm, ngọt các thức ăn bổ dưỡng là tốt cho con mà cho ăn ít hoặc không cho trẻ ăn rau củ quả. Điều này đã dẫn tới hệ lụy là bé thiếu chất xơ.

Một loại chất tốt cho đường ruột giúp tiêu hóa tốt ở trẻ. Mặt khác, có thể do bé lười uống nước vì mải chơi làm cho phân bị khô, cứng, vón cục. Mặt khác, việc nhịn đi vệ sinh ở trẻ do trẻ ngại đi trên trường học, mải chơi…làm cho phân bị tích tụ lại ở trực tràng,

  •  Sử dụng thuốc kháng sinh:

Việc sử dụng một số thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cho trẻ cũng có thể dẫn tới bệnh táo bón ở trẻ như: thuốc ho, thuốc chống co giật……..

 

Cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ em

Táo bón là bệnh dai dẳng, kéo dài, tái đi tái lại, việc điều trị vô cùng khó khăn đòi hỏi các bậc cha mẹ phải kiên trì và phải kết hợp nhiều biện pháp:

  • Biện pháp tâm lý:

Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ tuyệt đối không được chế diễu vì bé ỉa đùn, chửi mắng hay ép con phải ngồi bô. Hãy luôn động viên, củng cố niềm tin cho trẻ, khuyến khích, tặng thưởng cho trẻ sau mỗi trẻ hoàn thành nhiệm vụ.

Mặt khác, cha mẹ nên dành thời gian của mình để ngồi bên trẻ, trò chuyện với trẻ khi trẻ ngồi bô hay bồn cầu, có thể cho bé nghe các bài cảm âm sáo trúc thiếu nhi để tinh thần bé thoải mái hơn.

Thường xuyên nhắc nhở trẻ đi vệ sinh cũng như tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày.

Trước khi bé đi vệ sinh thì cha mẹ nen xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích cảm giác buồn đi ở bé.

  • Chế độ ăn uống:

– Bên cạnh việc ăn chất đạm, chất béo thì trong thực đơn hàng ngày phải bổ sung nhiều chất xơ bằng việc cho trẻ ăn nhiều rau, củ quả có chứa nhiều chất xơ như: rau dền, mồng tơi, súp lơ, bắp cải, cải  thảo, giá đỗ, khoai lang, quả bơ, dưa hấu, quả mơ, quả nho….

– Nên cho trẻ uống nhiều nước khoảng 2l/ ngày, không nên cho trẻ uống các loại nước có ga, nước ngọt. Có thể cho trẻ uống các loại nước chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

– Bổ sung thêm các loại men vi sinh, sữa chua có tác dụng tốt cho đường ruột của trẻ.

  •  Sử dụng thuốc điều trị táo bón:

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ cho việc trị táo bón ở trẻ. Các cha mẹ nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc của thuốc trước khi cho trẻ dùng.

Ngoài ra, thuốc thụt là biện pháp  cuối cùng, chỉ nên sử dụng khi bé ba ngày không đi cầu. Bởi vì việc sử dụng thuốc thụt nhiều sẽ làm mất khả năng phản xạ tự đi vệ sinh của bé và không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

        Táo bón ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bé và nếu kéo dài sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên điều trị dứt điểm cho trẻ ngay khi trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh.

 

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *